Lãnh đạo Trung Quốc Mao_Trạch_Đông

Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện đại vào ngày 1 tháng 10 năm 1949.
Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Trung Hoa[8]

Thế hệ Lãnh đạoHiến pháp Trung HoaLãnh đạo Tối caoTập thể tối cao
Ý thức hệ Tổ chức Đảng

Lịch sử Đảng
Quyền lực Hành pháp Tổ chức Quốc vụ viện
Lịch sử Quốc vụ viện
Lập pháp Tổ chức Nhân ĐạiChính Đảng Nhân Đại

Lịch sử Nhân Đại
Mặt trận đoàn kết Tổ chức Chính Hiệp
Lịch sử Chính Hiệp
Hệ tư tưởngThế kỷ XXI Trung Hoa
Luật pháp


Chủ nghĩa xã hội Trung HoaLãnh đạo Nhà nước Tổ chức Nhà nước
Vì Nhân dân phục vụGiải phóng Tổ chức Quân độiLực lượng quân sự
Quân khu
Lịch sử Giải phóng quân tiêu biểu
Chống tham nhũng
Kiểm soát Tư pháp

Tuyên truyền Trung Hoa

Chủ nghĩa dân tộcHồng Kông - Ma Cao

Trung Hoa - Đài Loan
Khu vực khác
Chính sách đối ngoại




Quan hệ ngoại giao


Kinh tế Trung Hoa
Dân sốTôn giáo
Trước 1949
Lịch sử Trung Hoa 1949 - 1976
Thời kỳ 1976 - 2012
Thời kỳ kể từ 2012
Phân cấp hành chínhBí thư Tỉnh ủy (thứ nhất)Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân (thứ hai)
Chức vụ cao cấp
Bảng Công vụ viên

Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã chuẩn bị phát động cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.

Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ giành chính quyền năm 1949, chấm dứt tình trạng quân phiệt cát cứ, thu hồi các tô giới của nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc, xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc; đặt nền móng cho một đất nước Trung Quốc thống nhất và bắt đầu công cuộc hiện đại hóa đưa Trung Quốc từ một nước phương Đông bị các đế quốc phương Tây chèn ép trở thành một cường quốc trên thế giới. Trong suốt 27 năm, ông và các đồng chí của mình đã kiên trì thực hiện công cuộc cải cách kinh tế - xã hội vĩ đại mang ý nghĩa sâu xa trên đất nước Trung Quốc theo hướng xóa bỏ các tàn tích trung cổ lạc hậu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho xã hội dân chủ và bình đẳng hơn dù trong quá trình thực hiện ông đã mắc một số sai lầm gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho xã hội Trung Quốc. Những tổn thất, thiệt hại do những chính sách Mao đưa ra, trong những phong trào do Mao phát động một phần do sự nhiệt tình thái quá đến mức cực đoan của những cán bộ trực tiếp thực thi và của công chúng.

Mao tại lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Joseph StalinMoskva, tháng 12 năm 1949

Từ năm 1949 đến 1976, Mao Trạch Đông luôn là nhân vật quan trọng nhất trong Chính quyền Trung ương Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại quân đội Trung Hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Tiếp đó Mao thực hiện những kế hoạch kinh tế ngắn hạn với sự giúp đỡ của Liên Xô để xây dựng nền tảng công nghiệp cho Trung Quốc. Với mong muốn đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường trong thời gian còn nhanh hơn cả Liên Xô từng làm, Mao phát động phong trào Đại nhảy vọt và Công xã hoá, vào thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Đây là kế hoạch với mục tiêu nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công, tiến hành cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội lớn chưa từng thấy với mục tiêu công nghiệp hóa nhằm đưa Trung Quốc thành siêu cường trong thời gian chỉ 10 - 20 năm. Sự nóng vội quá mức dẫn tới việc kế hoạch bị thất bại và phải hủy bỏ. Cùng với thiên tai, những chính sách kinh tế sai lầm đã gây ra một nạn đói rất lớn trong lịch sử loài người, khoảng 37,5 triệu người (khoảng 5% dân số Trung Quốc) đã chết vì nạn đói do sản xuất nông nghiệp bị đình trệ.[9]

Sau khi giành được chính quyền, Mao Trạch Đông đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tất cả các doanh nghiệp tư nhân, giải tán các đảng phái chính trị cánh hữu, các hội kín, triệt hạ các băng đảng tội phạm... Sinh ra và lớn lên trong xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thế kỷ 19 và đã chứng kiến nạn quân phiệt cát cứ cuối thời nhà Thanh, Mao Trạch Đông chịu ảnh hưởng lớn từ các bài học trong lịch sử Trung Quốc: ông tin rằng cần phải mạnh tay trấn áp mọi lực lượng chống đối thì mới có thể giữ ổn định được một đất nước rộng lớn và đông dân như Trung Hoa. Trong các cuộc cải cách của Mao có hàng chục vạn địa chủ, doanh nhân, trí thức bị bắt hoặc xử tử vì bị kết tội hữu khuynh, phá hoại, phản cách mạng, tay sai của ngoại quốc, Hán gian...[10][11][12][13] Đến năm 1950, trước việc Bắc Triều Tiên bị lực lượng phương Tây (dẫn đầu là Hoa Kỳ) tấn công, Mao Trạch Đông đã cử chí nguyện quân tham chiến. Lực lượng Trung Quốc đã đẩy lùi quân đội phương Tây về vĩ tuyến 38, bảo vệ được nhà nước Bắc Triều Tiên và cầm cự ngang ngửa với lực lượng phương Tây trong suốt 4 năm. Tuy không giành được thắng lợi quyết định, nhưng việc quân đội Trung Quốc có thể giao chiến ngang ngửa với lực lượng phương Tây (trong đó có Hoa Kỳ, nước mạnh nhất thế giới khi đó) đã nâng cao rất lớn tinh thần dân tộc của người Trung Quốc và uy tín của Mao Trạch Đông, bởi cả 100 năm trước đó quân đội nước này liên tục bại trận khi chiến đấu với phương Tây, là giai đoạn mà người Trung Quốc xem là Bách niên quốc sỉ.

Tiếp đó Mao thực hiện những kế hoạch kinh tế ngắn hạn với sự giúp đỡ của Liên Xô để xây dựng nền tảng công nghiệp cho Trung Quốc. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957), Trung Quốc lấy xây dựng và phát triển công nghiệp nặng làm trung tâm, gồm những ngành điện lực, than, gang thép, hóa chất… Với sự giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, 246 công trình công nghiệp quan trọng, được coi là xương sống của nền công nghiệp Trung Quốc được xây dựng. Từ 1949 tới 1955, hơn 20 triệu bản in từ hơn 3.000 đầu sách khoa học và kỹ thuật (chủ yếu do Liên Xô cung cấp) được dịch và xuất bản ở Trung Quốc, tạo nền tảng cho một thế hệ trí thức khoa học mới tại Trung Quốc. Tốc độ của sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18%. Đến năm 1957, sản lượng công nghiệp đã tăng 140%, sản lượng nông nghiệp tăng 25% so với năm 1952.

Đại nhảy vọt là tên đặt cho Kế hoạch Năm năm lần thứ hai dự trù kéo dài từ 1958-1963. Mao tiết lộ Đại nhảy vọt tại một cuộc họp vào tháng 1 năm 1958 tại Nam Kinh. Ý tưởng trung tâm đằng sau Đại nhảy vọt là sự phát triển nhanh của nền công nghiệp và nông nghiệp Trung Quốc nên được diễn ra song song. Công nghiệp hóa thực hiện bằng nguồn cung ứng lao động giá rẻ khổng lồ và tránh phải nhập cảng các thiết bị, máy móc nặng. Để đạt được điều này, Mao chủ trương thực hiện chính sách tập thể hóa sâu rộng hơn dựa theo mô hình "Thời kỳ thứ 3" của Liên Xô trong nông thôn Trung Quốc, nơi các hợp tác xã hiện hữu sẽ được sáp nhập với nhau thành các Công xã nhân dân (People's communes) khổng lồ. Một công xã thí điểm được thiết lập tại Chayashan trong tỉnh Hà Nam tháng 4 năm 1958. Tại đây, lần đầu tiên, đất tư hữu bị xóa bỏ hoàn toàn và các nhà bếp công xã được giới thiệu. Tại các cuộc họp của Bộ chính trị vào tháng 8 năm 1958, quyết định được đưa ra là những công xã nhân dân này sẽ trở thành hình thức tổ chức chính trị và kinh tế mới khắp các vùng nông thôn Trung Quốc. Vào cuối năm, khoảng 25.000 công xã được lập lên, mỗi công xã có trung bình 5.000 hộ gia đình. Ở các công xã tự cung tự cấp này, lương và tiền được thay thế bằng công điểm (work points). Ngoài nông nghiệp, chúng kết hợp một vài dự án xây dựng và công nghiệp nhẹ. Mao cho rằng sản xuất lúa gạo và thép là cột trụ chính của phát triển kinh tế. Ông tiên đoán rằng trong vòng 15 năm kể từ Đại nhảy vọt, sản lượng thép của Trung Quốc sẽ vượt qua sản lượng thép của Vương quốc Anh. Trong các cuộc họp Bộ chính trị vào tháng 8 năm 1958, quyết định được đưa ra là sản xuất thép được ấn định tăng gấp đôi trong năm, đa số sản lượng gia tăng tới từ các lò nung thép sân vườn. Mao được Bí thư tỉnh An Huy cho xem một thí dụ về một lò nung thép sân vườn ở Hợp Phì vào tháng 9 năm 1958, được cho là đang sản xuất thép chất lượng cao (mặt dù thực tế thì thép tinh luyện này đã được sản xuất ở nơi khác). Phấn khích vì chuyện này, Mao khuyến khích việc thiết lập các lò nung thép sân vườn loại nhỏ tại mỗi xã và tại mỗi khu phố. Nỗ lực khổng lồ từ nông dân và các công nhân khác được đưa vào để sản xuất thép từ sắt vụn. Để cung cấp nhiên liệu đốt cho các lò nung, cây rừng bị chặt bừa bãi, gây thiệt hại lớn cho môi trường thiên nhiên của địa phương. Tình trạng phá cửa nhà và bàn ghế đồ đạc để lấy củi đốt lò nung cũng xảy ra khắp nơi. Nồi, xoong, chảo, và các thứ vật dụng kim loại khác được trưng dụng để cung cấp "sắt vụn" cho các lò nung để có thể đạt được mục tiêu sản xuất. Nhiều lao động nông nghiệp bị thuyên chuyển từ thu hoạch mùa màng sang giúp sản xuất thép cũng giống như các công nhân ở nhiều nhà máy, trường học và thậm chí cả bệnh viện. Những ai có chút kinh nghiệm về sản xuất thép hoặc có hiểu biết cơ bản về luyện kim thì cũng có thể thấy được rằng sản phẩm từ các lò nung này là những đống sắt nguyên liệu phẩm chất thấp và chẳng có chút giá trị gì về kinh tế. Tuy nhiên, chính sự ngờ vực sâu đậm của Mao đối với giới trí thức, và niềm tin vào sức mạnh khổng lồ của giới nông dân đã khiến ông ra lệnh thực hiện nỗ lực khổng lồ này trên toàn quốc mà không hỏi ý kiến của các chuyên gia. Nỗ lực lớn được thực hiện trong suốt Đại nhảy vọt trên phạm vi rộng như các dự án xây cất cơ bản thường được hoạch định cẩu thả, ví dụ như các công trình thủy lợi, thường được xây mà chẳng hỏi ý từ các kỹ sư được đào tạo. Hơn nữa, kinh nghiệm của các tầng lớp trí thức theo sau Chiến dịch trăm hoa đua nở đã khiến những ai biết được kế hoạch như thế là một chuyện điên rồ cũng chẳng dám lên tiếng chỉ trích. Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả trong và ngoài Trung Quốc, xem như là một đại thảm họa kinh tế, thực sự đúng là một "Đại Nhảy Lùi" (Great Leap Backward) mà ảnh hưởng đến Trung Quốc trong nhiều năm sau đó. Khi các con số thống kê bị thổi phồng tới tay giới chức đặc trách kế hoạch, mệnh lệnh được ban ra là phải chuyển nguồn nhân lực lao động vào công nghiệp hơn là nông nghiệp. Do các đợt hạn hán và lũ lụt năm 1959-1961 kết hợp với việc quá nhiều nguồn lực bị dồn vào công nghiệp đã dẫn tới mất mùa, kéo theo đó là nạn đói. Con số người chết trong nạn đói chính thức được ghi nhận tại Trung Quốc trong những năm của Đại nhảy vọt là 14 triệu, nhưng các học giả ước tính rằng con số nạn nhân chết đói là từ 20 đến 43 triệu.[14] Ba năm từ năm 1959 đến năm 1962 được biết như là "Ba năm Ác nghiệt" (Three Bitter Years) và Ba năm Thiên tai. Nhiều quan chức địa phương bị truy tố và hành quyết công khai vì báo cáo thông tin sai lệch.[15]

Kế hoạch tiếp theo mà Mao Trạch Đông ủng hộ là cuộc "Đại Cách mạng văn hóa vô sản" vào những năm 60 của thế kỷ 20. Có nhiều quan điểm khác nhau về Cách mạng văn hóa tại Trung Quốc. Theo Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Cách mạng văn hóa là để "đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội" nhưng cũng có quan điểm cho rằng đây là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt thất bại. Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đã xóa bỏ triệt để những hủ tục còn lại từ thời trung cổ tại Trung Quốc (cúng bái để chữa bệnh, tục bó chân phụ nữ...), nhưng cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ về kinh tế, xã hội mà cả về văn hóa. Cách mạng văn hóa từ mục tiêu ban đầu là thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội đã biến thành quy chụp, tố cáo, chỉ trích, đấu tố, thanh trừng lẫn nhau trên toàn Trung Quốc. Cuộc cách mạng này làm tê liệt các hoạt động kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa của Trung Quốc; phá vỡ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và khiến nhà nước không còn duy trì nổi trật tự xã hội; gây chia rẽ nghiêm trọng trong Đảng Cộng sản, trong bộ máy nhà nước và trong xã hội Trung Quốc; phá hủy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Theo một số liệu thống kê, cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người.[16] Trong thập niên 1980, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Hồ Diệu Bang đã nhận xét rằng khoảng 100 triệu người Trung Quốc đã chịu đau khổ của thời kỳ này. Đặng Tiểu Bình nhận định Mao Trạch Đông có một phần lỗi trong việc này, nhưng phần khác là do những người thi hành cấp dưới có trình độ kém còn công chúng dễ bị kích động khiến mục tiêu đề ra bị bóp méo: "Cách mạng Văn Hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách mạng Văn Hóa đều do Mao Trạch Đông."[17] Có điều đặc biệt là khi phát động "Đại nhảy vọt", Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn "Đại Cách mạng văn hóa" diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi.

Đầu năm 1950, Mao Trạch Đông cũng đã chấp nhận viện trợ vũ khí và cử các đoàn cố vấn Trung Quốc để giúp đỡ Việt Nam chống Pháp. Trước khi đi, Mao Trạch Đông căn dặn đoàn cố vấn: "Các đồng chí phải phải coi sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp của chính mình.[18] Chiến thắng của Việt Nam trước Pháp vào năm 1954 (chỉ ít lâu sau khi Trung Quốc buộc Mỹ đình chiến ở Triều Tiên) cũng gián tiếp nâng cao vị thế của Trung Quốc và uy tín của Mao Trạch Đông.

Dù mắc phải nhiều sai lầm nhưng dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã bước đầu xây dựng được nền tảng công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp quốc phòng. Nền kinh tế Trung Quốc đã tự sản xuất được hầu hết các sản phẩm công nghiệp thông dụng, các loại vũ khí thông thường và đặc biệt chế tạo được bom nguyên tử. Đây là nền tảng để Trung Quốc tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo của người kế thừa ông là Đặng Tiểu Bình.

Mao (phải) với Henry Kissinger (trái, ngoài cùng) và Chu Ân Lai (trái, trong cùng) tại Bắc Kinh, 1972

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mao_Trạch_Đông http://vietnamese.cri.cn/761/2010/05/05/1s140155_1... http://www.amazon.com/Mao-Story-Jung-Chang/dp/0679... http://art-bin.com/art/omaotoc.html http://www.bbc.com/vietnamese/world-42609876 http://www.chinadetail.com/Who/index.php http://www.cnn.com/SPECIALS/1999/china.50/inside.c... http://users.erols.com/mwhite28/warstat1.htm#Mao http://blog.eteacherchinese.com/history-of-china/c... http://books.google.com/?id=HQwoTtJ43_AC&dq=mao+a+... http://books.google.com/books?vid=ISBN0300054289&i...